EXPERIENCE OF CAREING PUPILERS who have lost their mother you SHOULD KNOW

Việc chăm sóc chó con mất mẹ đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ và kiên nhẫn từ người chủ. Nhưng kết quả đạt được sẽ đem đến cho chúng ta niềm vui và những trải nghiệm rất bổ ích. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc tốt nhất cho những chú chó con mất mẹ qua bài viết dưới đây nhé.

Cham Soc Cho Con Mat Me
EXPERIENCE OF CAREING PUPILERS who have lost their mother you SHOULD KNOW

Chuẩn bị tâm lý để chăm sóc chó con

Chó con “mồ côi” mẹ không phải chỉ ở những trường hợp chó mẹ chết mà còn do nhiều nguyên nhân khác:

  • Chó mẹ không có sữa.
  • Chó mẹ có hành vi và tâm lý bất thường nên nuôi con không tốt.
  • Chó mẹ từ chối nuôi con.
  • Chó mẹ suy giảm sức khỏe sau sinh và không thể tự chăm con
  • Chó mẹ chết sau khi sinh con.

Dinh dưỡng cho chó con mất mẹ

Nếu có thể, bạn hãy cho chó con bú sữa mẹ trong 12 tiếng đầu sau sinh bởi đây là “giai đoạn vàng” để chó con hấp thụ kháng thể từ sữa đầu trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Nếu chó mẹ vẫn có thể cho con bú, việc nuôi dưỡng chó con sẽ dễ dàng hơn và chó con sẽ ít bệnh tật hơn.

Nếu chó mẹ không có sữa hoặc không nuôi con được, ạn cần phải cho chó con bú bằng bình hoặc bằng ống xy lanh.

Nhu cầu calo của chó con:

  • Tuần 1: 132-152 kcal/ngày.
  • Tuần 2: 154-174 kcal/ngày.
  • Tuần 3: 176-196 kcal/ngày.
  • Tuần 4: 198-220 kcal/ngày.

Bạn có thể sử dụng sữa bột thay thế sữa chó mẹ hoặc tự pha chế tại nhà. Công thức như sau:

  • 1 cốc sữa (bò hoặc dê)
  • 1 ít muối (nhúm nhỏ)
  • 3 lòng đỏ trứng gà (bỏ lòng trắng)
  • 1 muỗng súp dầu bắp
  • ¼ muỗng trà vitamin (dạng nước)

Lưu ý khi chăm sóc chó con mất mẹ

  • Không dùng lòng trắng trứng sống cho chó con vì có thể gây thiếu Biotin (vitamin H).
  • Không dùng mật ong vì nó có thể chứa một số vi khuẩn gây tử vong cho chó con.
  • Khi dùng sữa bột, nên pha chế 1 lần dùng cho 1 ngày và bảo quản trong tủ lạnh. Khi cho uống thì cần hâm nóng lại (36-38oC) trước khi cho bú.
  • Vệ sinh và làm khô bình sữa và núm vú trước và sau khi cho bú.
  • Khi cho chó con bú bình, cho chúng nằm xấp chứ không cho nằm ngửa. Phải rất cẩn thận tránh chó bị sặc và sữa vào phổi.
  • Nên sử dụng bình sữa thay cho 2-3 xy lanh/ngày để tập phản xạ bú cho chó con, tránh tình trạng chó con bú lẫn nhau, có thể gây tổn thương nhau.
  • Cho chó con tập ợ hơi (đưa hơi từ dạ dày ra) sau mổi lần bú bằng cách giữ chó con đứng thẳng hoặc qua khỏi vai của bạn, vỗ nhè nhẹ vào lưng chó.

Chế độ ăn khi chăm sóc chó con mất mẹ

  • Tuần 1: Trong khoảng thời gian 48-72h đầu tiên, cho chó con bú bình với tần suất 1 lần/2h. Những ngày sau đó 1 lần/3h/ban ngày, và 1 lần/4h/ban đêm.
  • Tuần 2: 1 lần/4h/ban ngày; 1 lần /6h/ban đêm
  • Tuần 3: Bắt đầu cho chó con ăn cháo 3 lần/ngày.

Khi chó con cứng cáp hơn và có thể ăn thức ăn, bạn có thể nấu cháo cho chó con ăn dặm. Có thể cho 2 cốc cháo và khoảng 350g sữa bột vào máy trộn, sau đó cho nước nóng vào đầy bình, xay nhuyễn. Liều lượng này có thể dùng đủ cho 6 chó con giống chó trung bình.

Lưu ý không cho chó con ăn quá nhiều có thể làm chó bị chướng bụng, đầy hơi, nôn mửa. Cần giữ chó sạch sẽ trước và sau khi cho bú/ăn bởi chó con không thể cho tắm rửa được.

Vấn đề vệ sinh khi chăm sóc chó con mất mẹ

Chó con mới sinh ra không thể tự đi vệ sinh, do đó bạn cần kích thích chúng đi vệ sinh bằng cách dùng 1 miếng khăn mềm thấm nước ấm. Chà nhẹ vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục 1-2 phút để chúng đi vệ sinh. Cần làm như vậy cho đến khi chó được 21 ngày tuổi, khi ruột và bàng quang đã đủ khỏe.

Khi nuôi chó con sơ sinh bằng sữa bột, bạn cần quan sát kỹ phân và nước tiểu của chó xem có dấu hiệu của bệnh hay không. Nước tiểu phải trong và có màu vàng nhạt. Nếu vàng đậm hoặc cam tức là chó không được cho ăn đủ.

Phân chó con phải có màu nâu và sệt. Nếu phân màu xanh là bị nhiễm khuẩn. Quá đặc là thức ăn thiếu dinh dưỡng. Nếu phân quá đặc, cứng, nên cho chó con ăn nhiều lần trong ngày hơn là tăng lượng thức ăn /lần.

Nhiệt độ và độ ẩm khi chăm sóc chó con mất mẹ

Chó con mới sinh ra không thể tự điều chỉnh thân nhiệt như chó trưởng thành. Do đó bạn cần điều chỉnh nhiệt độ ổ nuôi bằng lò ấp, đèn sưởi, đệm nước, hoặc đệm sưởi điện. Tuy nhiên cần lưu ý không được để nhiệt độ quá cao tránh làm chúng bị bỏng. bạn có thể dùng tấm đệm sưởi phải bọc ngoài bằng khăn vải dày để tránh chó con bị bỏng

Nếu có thể hãy trang bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong khu vực. Nếu chó con có thân nhiệt thấp, nên làm ấm từ từ trên 2 – 3h để giúp chó đạt được thân nhiệt bình thường (khoảng 36°C). Trước khi cho bú/ăn, chó con phải đạt được thân nhiệt bình thường.

Bạn cũng cần giữ môi trường có độ ẩm phù hợp với môi trường của người. Không để chó con trong môi trường ẩm mốc vì chó con thường bị lạnh, nhiễm nấm mốc và bệnh đường hô hấp.

Phòng bệnh khi chăm sóc chó con mất mẹ

Phần lớn chó con mất mẹ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chó con được bú sữa mẹ do thiếu kháng thể từ sữa đầu, đặc biệt là các loại bệnh do vi rút như: Canine Distemper (Care), Parvovirus…

Do không có hệ miễn dịch tốt, chó con mồ côi nên sớm được tiêm phòng vaccine và tẩy giun. Liệu trình tẩy giun cho chó con:

  • Bắt đầu tẩy giun lúc 2 tuần tuổi.
  • Lặp lại vào tuần 4, 6, và 8.
  • Sau đó tẩy giun 1 lần/tháng.

Chăm sóc chó con mất mẹ để hòa nhập với môi trường

Không chỉ cho ăn uống vệ sinh, khi chăm sóc chó con mất mẹ bạn cũng cần kích thích chó con để chúng phát triển hình vóc và tâm lý. Nếu chúng có các bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích lẫn nhau để phát triển. Để gắn kết hơn với chó con, bạn hãy ôm ấp chúng vào lòng mỗi khi bạn đánh thức chúng trước và sau khi cho ăn. Hãy giúp chó con làm quen với con người và thú cưng khác khi chúng được 5 – 6 tuần tuổi.

Ngoài ra bạn cũng cần cho chúng tập làm quen với hình ảnh, âm thanh của người và động vật. Việc cho hòa nhập sớm sẽ giúp chó con có cảm giác an toàn và dễ thích nghi sau khi tách đàn, tránh được các vấn đề tâm lý của chúng sau này.

Here is some information about chăm sóc chó con mất mẹ  mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú chó con khỏe mạnh, đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm chó con khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ for advice.

Call Now Button
en_USEnglish