Chó cảnh thường khó nuôi hơn chó ta rất nhiều do chúng là giống chó nhập ngoại, không phải sinh ra ở bản địa nước ra. Vậy phải chăm sóc chó cảnh như thế nào cho hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm chăm chó cảnh từ A-Z.
Hướng dẫn cách chọn chó con
Để chọn được chó con hợp ý, trước hết bạn cần xác định mình muốn nuôi giống chó nào, và có đủ kinh nghiệm để chăm chú chó đó không. Ví dụ bạn là người mới nuôi chó thì nên chọn giống chó dễ nuôi, còn nếu bạn đã có kinh nghiệm thì có thể lựa chọn nuôi một chú chó “khó tính” hơn.
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi chọn chó con:
Về giống chó: Khi mua chó bạn cần tìm hiểu xem bố mẹ chú chó như thế nào, nếu giao phối đồng huyết hoặc cận huyết thì tuyệt đối không nên mua. Đặc biệt bạn cần phải đánh giá đúng đặc tính của giống chó và chọn đúng giống chó mà bạn cần tìm, không nên mua chó theo phong trào.
Về tuần tuổi: Độ tuổi phù hợp để bắt chó con là từ 8 tuần tuổi trở lên, đã được tiêm phòng 2 mũi và đã được tẩy giun sán đầy đủ. Khi đến xem chó cần xem các biểu hiện của chó con ví dụ như chó có nhanh nhẹn, nghịch ngợm không; mắt có đỏ hay có gỉ mắt không; miệng chó có nhiều nước bọt chảy ra hay không, có bị ho khạc không,….
Nếu như chú chó đó nhanh nhẹn, không sợ người và không có các dấu hiệu bị bệnh thì hãy chọn, không nên nóng vội mà chọn nhầm một chú chó không như mong muốn.
Hướng dẫn cách chăm chó cảnh từ việc chuẩn bị chỗ ăn, ở cho chó
1. Chuẩn bị về chỗ ở cho chó cảnh
Chó con khi mới về nhà cũng giống như một đứa trẻ sơ sinh, chúng thích khám phá mọi thứ xung quanh chúng, do vậy bạn nên chuẩn bị mọi thứ trước khi đón chúng về nhà.
Chỗ ở cho chó con cần chọn nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng, tốt nhất là một chỗ gần cửa để chúng có thể tắm nắng vào buổi sáng. Chó con còn khá yếu do đó bạn không nên để nó ở phòng điều hòa vì như thế chúng rất dễ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải dọn hết những vật nhọn và nguy hiểm để chó không nuốt phải và phải để các đồ vật quan trọng tránh xa tầm với của chúng để tránh bị hỏng hoặc cắn nát. Nếu nhà có các cửa sổ thấp bạn cần đóng lại để chúng không trèo được ra ngoài. Tuyệt đối không để chó ở các vị trí cao và nguy hiểm như ban công hoặc cầu thang.
Về vấn đề vệ sinh, bạn cũng cần chú ý để chúng ở chỗ nào tiện cho việc dọn dẹp ví dụ như nhà bếp và huấn luyện cho chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ.
2. Chuẩn bị về ăn uống cho chó cảnh
Trước khi bắt chó con về bạn nên hỏi thực đơn của chó và trong thời gian đầu bạn nên cho cún ăn theo chế độ mà chủ cũ đã cho ăn. Sau khi chú chó cảnh đã quen dần thì bạn có thể từ từ thay đổi chế độ ăn cho phù hợp. Nếu chó còn nhỏ thì bạn nên cho ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc thái nhỏ cho dễ ăn và nên bổ sung vitamin cùng sữa cho chó.
Khi chó đã lớn hơn có thể cho ăn các đồ cứng hơn và bổ sung thêm các chất cần thiết. Số bữa hợp lý là 1 ngày 3 bữa nhưng không nên để thức ăn sẵn cho chúng cả ngày.
Chú ý không cho chó ăn các thức ăn ôi thiu, nhiều dầu mỡ. Nếu chó có các triệu chứng bỏ bữa, ho khạc hay là mệt mỏi… thì nên đưa đi khám.
Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc chó cảnh
- Chó nhỏ mới mua về thì không được tắm bằng nước ngay. Nếu nhiệt độ thấp hơn 20 độ hoặc nếu chó đang ốm cũng không được cho tắm.
- Nếu chó quá nghịch bạn có thể cho chó tham gia các lớp huấn luyện
- Cần phải cho chó tiêm phòng đầy đủ để vừa bảo vệ cho chó, đồng thời cũng là để bảo vệ cho bạn và gia đình.
- Việc chơi đùa cùng chó sẽ giúp mối quan hệ của bạn và chúng tốt hơn, hãy cho chó đi dạo hằng ngày để giúp chúng tập luyện và được vui vẻ hơn.
Hướng dẫn cách chăm chó cảnh khi chúng mang thai, sinh con
Việc chăm sóc chó cảnh khi đẻ đòi hỏi người nuôi phải là người có kinh nghiệm. Khi phát hiện chó mang thai bạn nên đưa đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng của chó và nhận được sự tư vấn để biết cách chăm sóc chó phù hợp nhất.
Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
- Chó mẹ mang thai thường khá hung dữ, vì thế bạn nên chú ý không cho người lạ tiếp xúc với chó.
- Chỗ đẻ cho chó cần phải chuẩn bị trước 1 tuần, là nơi sạch sẽ, yên tĩnh, có giẻ sạch để cho chó con nằm.
- Trước khi chó mẹ đẻ không được cho ăn các thức ăn khó tiêu.
- Nếu như từ 6-8 tiếng mà chó vẫn chưa đẻ được thì nên gọi bác sĩ thú y vì có thể chó bị khó đẻ hoặc thai quá to.
- Khi chó đẻ xong bạn cần để chó con ngay bên cạnh để chúng bú sữa mẹ, nếu không chó con sẽ rất yếu và dễ chết. Tuyệt đối không mang chó con đi vì sẽ dễ làm cho chó mẹ bị kích động.
- Chó mẹ mới đẻ nên cho uống nước muối loãng và ăn nhẹ và nên thay ổ lót cho chúng được sạch sẽ hơn. Tuy nhiên không nên lót dày quá vì có thể sẽ làm cho chó mẹ đè vào con.
Trên đây là một số cách chăm chó cảnh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú chó khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm chó cảnh khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ for advice.