10 “lời khuyên vàng” dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc chó giúp cún cưng nhà bạn luôn được khỏe mạnh, năng động và thông minh.
1. Giữ môi trường sống sạch sẽ
Chỗ ở của cún cưng nếu không sạch sẽ sẽ ẩn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Vì thế, bạn cần vệ sinh tốt chỗ ở cho cún hàng ngày chúng có một cuộc sống chất lượng.
2. Tắm rửa cho chó đúng cách khi chăm sóc chó
Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. ở trong môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu.
Tác nhân tố độ ẩm cao + bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Thêm vào đó, các ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm nếu xuất hiện sẽ tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi…
Do vậy, tắm cho chó là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông của chó, đặc biệt là các giống chó lông dài như Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng… Ngoài ra, các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund… cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.
Thêm vào đó, thân nhiệt của chó cũng cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC và một số giống chó chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).
Tuy nhiên, việc tắm cho chó cũng tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do bạn tự xác định.
3. Khi nào thì không nên tắm cho chó ?
– Thời tiết quá lạnh, nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.
– Chó con đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
– Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
– Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống
– Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.
– Chó cái mới sinh con
– Chó mới mua về nuôi
– Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.
– Chó vận chuyển.
4. Cung cấp đủ nước cho chó
Khi chăm sóc chó bạn cần cung cấp cho chúng đủ nước qua việc ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho chó.
5. Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó
Khẩu phần ăn uống của chó phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết như Protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp, không cho ăn quá nhiều sữa, cá, mỡ động vật, phổi, gan bò lợn vì gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho chúng ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.
Nên cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng và không cho ăn quá no và tuyệt đối không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Dụng cụ cho ăn như bát, đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo.
6. Tiêm phòng và tẩy giun
Cần đưa chó đi tiêm phòng và tẩy giun sán định kỳ hoặc đưa đi khám thú y ngay khi bạn nhận thấy chó có những dấu hiệu có thể bị bệnh, bị thương,…
Chó con cần được ttiêm chủng phòng bệnh khi được 8-10 tuần tuổi. Từ lúc này cho đến khi chó được 3 tháng tuổi cần phải tiêm phòng 2 mũi vắcxin phòng 5 loại bệnh khác nhau (lepto, parvovirus, care, adenovirus, viêm gan hóa mủ).
Cần phải tiêm 2 mũi phòng bệnh trước chó đến tuổi thay răng (tức là 4-7 tháng tuổi). Khi chó được 7 tháng tuổi cần phải tiêm phòng bệnh dại cho chó vì bệnh này rất nguy hiểm cho con chó và cả con người.
Chó con 2 tuần tuổi cần được tẩy giun và được nhắc lại lúc 4, 6 và 8 tuần tuổi. Sau đó 1 tháng 1 lần cho đến 6 tháng trở đi thì 3 tháng 1 lần. Rồi 1 năm 1 lần, duy trì như vậy cho đến hết 1 vòng đời của 1 con chó.
7. Cho chó vận động thường xuyên
Mỗi ngày bạn cần nhớ dắt chó đi dạo xung quanh hoặc đi công viên hay tham gia các hoạt động chạy nhảy, vui đùa thường xuyên bởi điều này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp thú cưng của bạn khỏe mạnh, thông minh.
8. Huấn luyện chó thực hiện theo lệnh đơn giản
Chó là loài động vật thông minh nên việc huấn luyện chúng cũng không khó. Bạn có thể huấn luyện chúng làm những việc đơn giản mà hữu ích như dạy chúng nhặt đồ, bắt bóng, trông đồ vật, chơi đùa với em bé,…
9. Chú ý vấn đề sinh sản của chó
Khi chó đến thời kỳ sinh dục, bạn có thể quyết định chúng tiếp tục tiến hành thực hiện sinh sản gây giống hoặc thiến (với chó đực), triệt sản (với chó cái) nếu bạn không muốn chúng sinh đẻ.
10. Chăm sóc răng, lông, móng cho chó
Nhiều giống dễ bị bệnh nướu răng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó. Nhiễm trùng do tình trạng này dẫn đến mất răng sớm, ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm cả van tim.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bỏ qua việc chải chuốt lông và cắt tỉa móng cho chúng nữa để phòng chống nhiều vi khuẩn, bệnh, ký sinh trùng trên lông chó.
Here is some information about cách chăm chó mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú chó khỏe mạnh, đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm chó khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ for advice.