MÈO CON BỊ STRESS KHI VỀ NHÀ MỚI PHẢI LÀM SAO?

Nếu bạn sắp nhận nuôi 1 bé mèo, điều bạn cần quan tâm nhất làm gì? Việc thay đổi hoàn cảnh sống có thể khiến mèo con bị stress và ốm yếu, bỏ ăn. Điều bạn cần làm đó là dành tình yêu cho mèo để chúng dần làm quen với chủ mới, hoàn cảnh sống mới. Dưới đây là những điều bạn cần làm ngay khi mới nhận nuôi mèo con để mèo nhanh hòa nhập nhất.

MÈO CON BỊ STRESS KHI VỀ NHÀ MỚI PHẢI LÀM SAO?
MÈO CON BỊ STRESS KHI VỀ NHÀ MỚI PHẢI LÀM SAO?

Nguyên nhân khiến mèo con bị stress

  • Không còn mèo mẹ và đàn mèo con bên cạnh.
  • Không gian sống thay đổi.
  • Có chó, mèo khác xung quanh nhà, có tiếng chó sủa, mèo kêu khiến chúng sợ hãi
  • Có người lạ, các tiếng động lạ liên tục khiến chúng sợ hãi
  • Chủ – người thân quen nhất của mèo đi vắng cả ngày và chỉ xuất hiện lúc tối mịt.
  • Mèo bị thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn loại đồ ăn mới, giờ ăn thay đổi, điều kiện vệ sinh thay đổi.

Các biểu hiện mèo bị stress khi mới về nhà mới

Mèo con dễ bị stress, lo lắng và sợ hãi khi về nhà mới. Các biểu hiện stress ở mèo thể hiện như sau:

Biểu hiện 1: Mèo con nghịch ngợm và chơi vui vẻ trong một hai ngày đầu nhưng sau đó bắt đầu ủ rũ, mệt mỏi và ăn rất ít.

Biểu hiện 2: Mèo con bỏ ăn do chúng lo lắng trước môi trường mới và không thể làm quen, mèo có thể bỏ ăn dần dần hoặc bỏ ăn ngay từ khi về nhà mới.

Biểu hiện 3: Mèo con nôn mửa hoặc ăn xong lại nôn do stress. Sự căng thẳng và lo lắng ở mèo con có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa và việc nôn mửa. Tình trạng này có thể xảy ra sau khoảng thời gian chỉ từ 5 ngày đầu tiên.

Biểu hiện 4: Mèo con trốn tránh, muốn ở một mình, thích chui vào chỗ tối. Trong những ngày đầu, mèo sẽ không muốn lại gần bất kì một ai.

Biểu hiện 5: Mèo kêu khóc liên tục, kêu nhiều hơn khi về đêm.

Biểu hiện 6: Mèo liếm lông liên tục hoặc cắn rứt lông liên tục. Đây là bản năng tự ngồi liếm láp quanh cơ thể và chúng không thể dừng lại.

Biểu hiện 7: Mèo con có thể ngủ nhiều hơn, lúc nào chúng cũng nằm nhắm mắt. Điều này là rất nguy hiểm và thường thể hiện mèo con đã rất yếu và cần có phương án giúp đỡ kịp thời.

Những biểu hiện đánh giấu [ nguy hiểm] là những biểu hiện nguy cấp, chúng ta cần quan tâm và có phương án giúp đỡ tích cực hơn khi thấy mèo có những biểu hiện này.

Làm gì để mèo con không bị stress khi về nhà mới?

1. Ngày 1

  • Mua đồ ăn mà mèo con vẫn ăn khi ở nhà chủ cũ, mua sữa cho mèo nếu mèo vẫn chưa cai sữa.
  • Chuẩn bị bát ăn, bát nước sạch, khay chậu vệ sinh, đệm nằm gần chỗ mèo.
  • Chuẩn bị ổ kín cho mèo, chuồng mèo không kín có thể được che vải lại để đảm bảo sự riêng tư nhưng vẫn phải đảm bảo có lỗ hướng đến khu vực cửa phòng để mèo theo dõi xung quanh và tránh giật mình. Đóng các cửa sổ và cửa ra vào để mèo không đi ra. Nếu nhà không có phòng trống, bạn cần đảm bảo người và thú cưng khác không đi qua khu vực nuôi mèo.

2. Ngày 2 và 3

  • Để sẵn đồ chơi cho mèo trong phòng, chủ yếu là các loại đồ chơi nhỏ để mèo tự chơi 1 mình, theo dõi từ xa xem biểu hiện thường thấy của mèo và cách mèo phản ứng với đồ chơi. Đặc biệt cần đặt bàn cào cho mèo cạnh nơi mèo ở để giúp mèo kiểm soát tâm lý.
  • Không để bất cứ ai hay thú cưng nào lại gần mèo. Giữ cửa phòng đóng kín để tránh mèo bỏ đi
  • Đảm bảo vệ sinh cho khu vực mèo ở sạch sẽ, làm vệ sinh chậu cát hàng ngày.

3. Các ngày tiếp theo

  • Vẫn cần đóng cửa phòng hoặc cho mèo ở trong lồng để tránh mèo bỏ đi.
  • Có thể lại gần vuốt ve lên đầu mèo con để làm quen.
  • Chuẩn bị bữa ăn cho mèo ăn thêm: thịt gà xé nhỏ, thịt bò băm, đặc biệt ưu tiên các món cá tanh.

4. Từ ngày thứ 7

  • Có thể mở cửa phòng tạo điều kiện để mèo khám phá không gian ngôi nhà.
  • Có thể bắt đầu mua loại thức ăn mới theo ý bạn, nhưng không cắt giảm loại đồ ăn cũ.
  • Theo dõi các biểu hiện bất thường / biểu hiện stress ở mèo nếu có.
  • Nếu mèo đã mạnh rạn hơn và không bỏ ăn, trốn tránh, bạn có thể từ từ giới thiệu mèo với các thành viên gia đình.

Cách để tạo cho mèo con cảm giác an toàn khi chúng đang sợ hãi

Khi bạn nhận thấy các biểu hiện stress, lo lắng ở mèo, bạn có thể làm theo những cách thức khắc phục sau đây:

Mèo kêu khóc liên tục, kêu nhiều khi đêm xuống: Nếu thấy mèo kêu nhiều, bạn hãy xoa đầu mèo, an ủi và lấy cá tanh đã nghiền nhỏ đưa cho mèo.

Mèo con trốn vào chỗ tối: Nếu thấy mèo cố gắng trốn vào chỗ tối, không tham gia chơi đùa và giao tiếp với chủ, bạn hãy lấy bìa cứng hoặc mảnh vải dày che khu vực mèo đang trốn lại và để mèo được ở một mình giúp bé yên tâm hơn.

Mèo con bỏ ăn: Nếu thấy mèo con bỏ ăn hoàn toàn hoặc ăn rất ít so với trước; mèo con nôn mửa hoặc vừa ăn xong lại nôn; mèo con ngủ nhiều hơn, nằm một chỗ và không hoạt động, bạn hãy duy trì loại thức ăn quen thuộc cho mèo, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn hơn cho mèo con. Hoặc bạn cũng có thể ngâm hạt vào nước cho mềm ra hay ngâm vào sữa ấm. Nếu mèo vẫn bỏ ăn, bạn cần có thời gian an ủi mèo bởi mèo bỏ ăn lên tới 48 tiếng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu thấy mèo bỏ ăn hoàn toàn, bạn hãy mua xi lanh loại to, bỏ đầu kim nhọn và bón cho mèo ăn đồ đã nghiền nhỏ bằng bơm xi lanh. Trong thời kì này nên chia bữa mỗi ngày ra thành 5 – 6 bữa nhỏ, vừa bón cho mèo ăn vừa giao tiếp cùng mèo và vuốt ve động viên chúng. Ngoài thời gian cho ăn, bạn cũng không làm phiền mà hãy để cho mèo được ở một mình.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân mèo bị stress và cách khắc phục mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những bé mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Call Now Button
viVietnamese