HƯỚNG DẪN CAI SỮA CHO CHÓ CON VÀ CHĂM CHÓ CON CAI SỮA

Chó con đến một giai đoạn nhất định chúng bắt buộc phải cai sữa. Vậy bạn có cần giúp đỡ cai sữa cho chó con hay không? Chăm sóc chó con thời kỳ cai sữa như thế nào thì hợp lý nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Khi nào cần cai sữa cho chó con?

Có con 1 tháng tuổi đã mở mắt, mở tai, tập đi lại chập chững và chúng bắt đầu tò mò thử tiếp xúc với những thứ thức ăn khác mà chúng bắt gặp. Nếu lúc này chó con được nuôi bởi chó mẹ, chó mẹ sẽ bắt đầu nhường cho chó con những phần thức ăn mềm của mình, hoặc nhè lại thức ăn cho chó con.

Tuy nhiên chó con cần được bú mẹ ít nhất trong 60 ngày và bạn không nên cai sữa sớm cho chó con bởi:

  • Cai sữa quá sớm cho chó con rất có hại cho sức khỏe của chúng bởi lúc này chó con chưa thể tự nhai và tiêu hóa thức ăn rắn, mà thức ăn tự chế biến có thể không đủ dinh dưỡng cho chó con.
  • Chó con phải cai sữa quá sớm, dù có hay không có chó mẹ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm về sức khỏe và các vấn đề về hành vi (Texas Gov)
  • Trong thời gian cho chó con bú và ở gần chó con, chó mẹ sẽ dạy đàn con những kĩ năng sống, ví dụ khi nào nên cắn, khi nào cần sủa, khi nào cần sợ hãi và giữ kỉ luật. Từ đó chó con sẽ học từ mẹ và ngoan hơn sau này. Việc tách chó con khỏi chó mẹ sớm trước 60 ngày có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả chó con và chó mẹ.
  • Sự cạnh tranh để bú sữa mẹ hàng ngày trong đàn con sẽ giúp chó con khỏe hơn.

Hướng dẫn chăm sóc chó con khi cai sữa

Việc chăm sóc chó con cai sữa rất đơn giản vì chó mẹ đã làm hầu hết công việc từ vệ sinh, dạy dỗ đến việc bảo đảm an toàn cho chó con. Điều duy nhất bạn cần làm đó là tự nấu cháo cho chó con ăn dặm.

Chó con sẽ dần cai sữa khi chủ nuôi cung cấp các bữa ăn dặm cho nó, và chó mẹ sẽ bắt đầu muốn cai sữa từ sau khoảng 3 tuần – 5 tuần. Tiếp đó, chó con có thể cai sữa hoàn toàn sau 2 tháng.

Quá trình cai sữa cho chó con sẽ kéo dài khoảng 1 tháng từ lúc 1 tháng tuổi tới 2 tháng tuổi. Đây là quá trình tự nhiên và bạn không nên ép buộc cai sữa ngay bởi sẽ rất có hại cho cả chó con và chó mẹ.

Sau 1 tháng tuổi, chó con đã có thể bắt đầu ăn dặm. Chúng sẽ bắt đầu thử ăn ké những thức ăn mới lạ trong bữa ăn của chó mẹ và lúc này bạn nên nấu riêng món ăn dặm cho chó con.

Tiêu chuẩn chất lượng cho thức ăn dặm thời kì này là:

  • Nhiều dinh dưỡng.
  • Có sữa.
  • Mềm / có nước để không cần nhai bởi chó con chưa có răng đủ khỏe để ăn thức ăn cứng, chưa ăn được hạt
  • Món ăn ấm ở nhiệt độ từ 37 – 38 độ C.

Chó con trước 2 tháng tuổi chưa mọc răng nên chỉ có thể ăn cháo. Trong tháng thứ 2, chó con mọc răng rồi sẽ đến thử ăn những món ăn cho chó mẹ và bạn có thể thử bắt đầu cho ăn theo cách chế biến khác.

Thành phần bữa ăn dặm cho chó con gồm 30% Thịt gà cả da xay nhuyễn, 20% sữa bột cho chó, 50% gạo xay. Cho thêm nước để nấu cháo và để nguội đến nhiệt độ thích hợp trước khi cho ăn. Để tiện lợi hơn, bạn cũng có thể dùng thức ăn hạt cho chó con và xay nhuyễn với nước ấm, sau đó trộn thêm 20% sữa bột để cho chó con ăn dặm.

Để cho chó con làm quen với việc ăn thức ăn dặm, bạn hãy đặt bát thức ăn ngay cạnh đàn chó con để chúng bò tới ăn. Hoặc bạn cũng có thể nhẹ nhàng đặt cằm chó con lên bát thức ăn, chúng sẽ ngửi thấy mùi và bắt đầu liếm thức ăn trong bát. Lưu ý nên chọn bát nông lòng, thấp thôi để chó con dễ ăn hơn.

Khi mới tập ăn dặm bạn chỉ cho chó con ăn 1 bữa/ngày. Khi chúng đã quen ăn dặm thì có thể duy trì 3 – 4 bữa / ngày.

Lúc cho chó con ăn dặm bạn nên tách chó mẹ ra chỗ khác để vừa tránh chó mẹ ăn tranh của chó con vừa tránh việc chó con vẫn quen bú sữa mẹ hơn.

Ở các giai đoạn tiếp theo, bạn có thể giảm dần lượng sữa trong món ăn và tiến tới bỏ hẳn sữa khỏi món ăn dặm.

Từ tuần thứ 7 khi chó con đã cứng cáp, bạn có thể tập dần ăn hạt khô cho chó con hoặc các món ăn tự nấu gồm cơm, thịt cắt nhỏ. Sau tuần thứ 8, chúng đã có thể ăn hoàn toàn thức ăn khác mà không cần sữa mẹ. Và lúc này, bạn cũng có thể bắt đầu cho cún tập gặm xương nhưng cần chú ý an toàn.

Cách tách chó con khỏi chó mẹ

Khi chó con đã quen dần với việc ăn dặm thì bạn cũng cần lên lịch để tách chó con khỏi chó mẹ. Hãy nhốt riêng chó con vào chuồng hoặc khu vực khác để hạn chế việc chó con đòi bú mẹ, và chỉ cho chó con tiếp xúc với chó mẹ khi đã ăn xong. Đến thời điểm chó con bắt đầu tập gặm xương, bạn đã có thể tách chó con ra khỏi đàn.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt có thể tách chó con khỏi chó mẹ sớm hơn. Ví dụ như chó mẹ từng là chó đi hoang, được nhận nuôi và không được quan tâm chăm sóc nhiều. Chó mẹ có thể hình thành nên tính đề phòng, sợ người và điều này cũng sẽ được truyền dạy cho cún con. Lúc này bạn lựa chọn cách ly chó con và chó mẹ sớm hơn (có thể là từ sau tuần thứ 4) để tránh các di truyền tiêu cực.

Trên đây là một số thông tin về Cách cai sữa cho chó con mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú chó khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc chó khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Call Now Button
viVietnamese