HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC CHÓ PHỐC SÓC CON TỪ 1-6 THÁNG TUỔI

Những chú phóc sóc con nhỏ nhắn xinh xắn đang ngày càng chiếm nhiều cảm tình của các gia đình nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ kiến thức nuôi loài chó này. Bài viết dưới đây sẽ cùng cấp thông tin cho bạn về cách chăm sóc chó phốc sóc con từ 1-6 tháng tuổi.

Cham Soc Cho Phoc Soc
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC CHÓ PHỐC SÓC CON TỪ 1-6 THÁNG TUỔI

Thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với phốc sóc con

Phốc sóc là giống chó nổi tiếng về sự chảnh chọe và quý tộc. Bởi thế, việc chăm sóc những chú chó phốc sóc cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của người chủ. Tùy theo từng giai đoạn mà chế độ ăn uống của chó phốc sóc sẽ khác nhau. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với giống chó này:

+ Lượng calo: Chó phốc sóc rất năng động và thích chạy nhảy nên chúng cần ít nhất khoảng 300 đến 400 calo/ngày.
+ Protein: Đây là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của phốc sóc. Loài chó này cực kỳ tăng động nên chúng luôn cần nạp năng lượng từ protein, nhất là từ thịt.
+ Chất xơ: Chó phốc sóc rất cần chất xơ để cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể cung cấp chất xơ cho chó từ những loại rau, củ hằng ngày.
+ Vitamin và khoáng chất: Đây là thành phần không thể thiếu giúp chú phốc sóc có được một bộ lông đẹp, mịn mượt cũng như có được sức đề kháng tốt hơn. Nếu không có đủ vitamin cung cấp cho cơ thể, chó phốc sóc con sẽ rất dễ bị đau khớp và dễ dàng dính các loại dị ứng bởi thời tiết hay đồ ăn.

Cách chăm sóc chó phốc sóc con theo từng giai đoạn

Chó phốc sóc có hệ tiêu hóa khá kém, vì thế bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống của chúng sao cho hợp lý… Thức ăn cho chó phốc cũng được chia làm 2 loại là hạt khô và thức ăn tự chế biến. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà chó phốc sóc sẽ có chế độ ăn uống khác nhau:

1. Cách chăm sóc chó phốc sóc con độ tuổi 1-2 tháng

Trong giai đoạn mới tập ăn này, cần cho chó ăn từ 4-6 bữa. Bạn có thể nấu cháo thịt băm hoặc cơm xay nhuyễn cho chúng ăn. Do chó phốc sóc còn nhỏ và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hết nên bạn chỉ cho chúng ăn những thức ăn mềm như thịt nạc năm, thịt bò băm để cung cấp các loại protein và chất béo cần thiết. Cũng có thể dùng rau củ xay nhỏ, hầm xương để lấy nước nấu cháo.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này sữa vẫn không thể thiếu cho sự phát triển của chó phốc sóc con. Tuy nhiên không nên cho chúng uống sữa của người bởi sữa bò không phù hợp với hệ tiêu hóa của chó phốc sóc, và có thể ảnh hưởng đến dạ dày của chúng, khiến chó con bị tiêu chảy.

2. Cách chăm sóc chó phốc sóc con độ tuổi 2-3 tháng

Thời điểm này, chó phốc sóc đang trong giai đoạn trưởng thành nên cần có chế độ ăn hợp lý để chúng phát triển cơ thể. Về thức ăn, vẫn nên cho phốc sóc ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo băm nhuyễn với các loại thịt. Cũng có thể ăn một số thức ăn cứng hơn như thịt lợn, tôm băm, bò,… và các chất xơ từ bí đỏ, cà rốt.

3. Cách chăm sóc chó phốc sóc con độ tuổi 4-6 tháng tuổi

Đến giai đoạn này,hệ thống tiêu hóa của phốc sóc đã bắt đầu ổn định và hoàn thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt thêm các thức ăn khô. Bởi việc nhai các loại đồ ăn khô cũng giúp răng và lợi chúng khỏe hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về việc tăng cường các thức phẩm nhiều đạm, canxi, tinh bột và rau củ trong khẩu khần ăn.

4. Cách chăm sóc chó phốc sóc con giai đoạn trên 6 tháng

Chó phốc trên 6 tháng đã cứng cáp và được xem như chó trưởng thành nên lúc này bạn chỉ cần cho chó ăn 2 bữa/ngày với khối lượng thức ăn đảm bảo 500gr/bữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm những thức ăn khác như xương mềm, xương sụn để chúng phát triển tốt hơn.

Những điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc chó phốc sóc con

– Cần chú ý giữ vệ sinh trong quá trình chăm sóc cún con và cho Phốc Sóc ăn.
– Cần cho phép để tạo lập chó thói quen ăn đúng giờ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng thực ăn cho phốc sóc như thế nào cho đủ.
– Chú ý không nên cho phốc sóc uống sữa vì chúng có thể bị tiêu chảy.
– Không nên cho phốc sóc ăn quá nhiều thức phẩm khô, cá hay nội tạng động vật
– Hạn chế cho chó Phốc sóc ăn thức ăn đóng hộp như cá hay pate bò vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, ảnh hưởng đến dạ dày của bé.
– Giữ gìn vệ sinh bát ăn và thay nước mỗi ngày 2-3 lần.

Call Now Button
viVietnamese