DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHĂM CHÓ CÁI ĐỘNG DỤC

Nếu bạn đang nuôi một chú chó cái, khi chúng được từ 6-12 tháng tuổi thì chúng sẽ đi vào thời kỳ trưởng thành và bắt đầu động dụng (hay còn gọi là sa-lơ). Tùy theo từng giống chó mà thời gian động dục của chúng sẽ khác nhau. Vậy cách chăm chó cái động dục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Cách chăm chó cái động dục như thế nào?
Cách chăm chó cái động dục như thế nào?

Khi nào chó cái bắt đầu động dục?

Các giống chó nhỏ thường sẽ thành thục vào khoảng từ 6 – 10 tháng tuổi. Còn các giống chó cái có tầm vóc to thường động dục muộn hơn khoảng 12 tháng tuổi. Cũng có một số giống chó to khác có chu kỳ động dục đầu tiên xảy ra từ 18 – 24 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, các giống chó lai tạp, đặc biệt lai đồng hoặc cận huyết, chó ốm bệnh, dinh dưỡng kém, hoặc chó nuôi quá béo cũng sẽ động dục muộn hơn, và biểu hiện động dục không mãnh liệt bằng các giống chó khác. Vì thế bạn cần biết cách chăm chó cái động dục để chúng có sức khỏe và sẵn sàng cho việc sinh sản.

Dấu hiệu và chu kỳ động dục ở chó cái

Chó cái vào thời kỳ trưởng thành sẽ bắt đầu thay lông, lông óng mượt và béo khỏe hơn. Chúng cũng sẽ hoạt bát và nhanh nhẹn, cặp mắt trong sáng, thích gần gũi, quấn quýt với chủ nuôi và đồng loại hơn. Vào thời kỳ trưởng thành, bộ máy sinh dục và núm đầu vú của chúng sẽ mẩy lên, âm hộ sưng to dần có dịch nhờn trong, nhớt từ âm đạo tiết ra. Có thể trông thấy một vài giọt máu là dấu hiệu sắp hành kinh.

Đây là biểu hiện bước vào thời kỳ trưởng thành của chó cái. Dưới đây là chu kỳ động dục ở chó cái:

Sau các dấu hiệu trên từ 7-10 ngày

Chó cái bắt đầu chính thức ra kinh, lúc đầu không nhiều, chúng sẽ tự quay đầu lại tự liếm sạch. Tuy nhiên cách xác định ngày trong kỳ kinh thường không chính xác vì khi phát hiện có máu rớt ra sàn nhà thì có thể chó đã hành kinh được 3 ngày rồi bởi những ngày đầu tiên chúng tự liếm sạch, không rớt ra nhà.

Lưu ý: Vào lúc này bạn có thể tính ngày cho chó phối giống nếu đây là lần động dục thứ 2 trở lên của chúng. Không nên phối giống ở chu kì động dục đầu tiên bởi lúc này chó còn quá non, cơ thể chúng chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mẹ và chó con cũng rất dễ bị chết hoặc đẻ non. Chó cái động dục lần thứ hai cách lần một 4-6 tháng, và cũng tương tự với những lần sau.

Sau khoảng 3-5 ngày “có kinh”

Lúc này máu sẽ ra ồ ạt, chó không tự liếm kịp, nên có thể dây rớt ra nền nhà. Cửa mình sưng to khác thường và cương cứng.

Từ 10-15 ngày sau: Thời kỳ động dục chính

Máu sẽ ra ít dần, từ màu đỏ máu nhạt dần sang “hồng”, “hồng nhạt”, “lờ lờ máu cá”, cửa mình của chúng cũng mềm lại. Đây là thời điểm rất quan trọng để kiểm tra chính xác và mang chó đi phối giống. Lúc này chó cái rất thích gần chó đực hoặc quấn quýt với người, nhất là đối với Nam giới bởi vì hooc môn sinh dục giữa người và động vật tương tự nhau.

Lúc này, phản xạ chịu đực rất rõ rệt của chúng rất rõ rệt. Nếu thả tự nhiên chó hay ôm chó khác, bất kể cái đực, rất dễ giao phối tự nhiên với chó đực quanh vùng. Chúng tự nhận biết và đến với nhau, con đực có thể phát hiện một chó cái động dục trong vòng bán kính 2-3km do khả năng ngửi mùi. Khả năng đánh hơi bằng thần kinh khứu giác có thể gấp 900 lần mũi người, đặc biệt các giống chó có mũi dài: Datshund, becgie, Cocker Spaniel…

Đơn giản hơn bạn có thể tính từ ngày thấy chó ra máu, thì lấy ngày đó lùi lại 2-3 ngày, đó là ngày đầu tiên của chó. sau đó tính đến ngày 10-15 cho có thể cho chó phối giống. Các giống chó to: Becgie, Rot, St.Becnar, Great Dane… ngày phối giống từ 12-17 trong kỳ hành kinh. Các giống chó nhỏ: Chihuahua,Terrier, Phốc…từ 8-12 ngày.

Ngày phối giống 1 nên cách ngày phối 2 từ 2-3 ngày. Và bạn nên cho phối giống vào sáng sớm hoặc buổi tối, bởi thời tiết mát mẻ sẽ giúp chó cái dễ đậu thai.

Nếu nhà bạn nuôi chó cái, cần tránh thả chúng trong thời gian này, bởi chó đực có thể phát hiện chó cái động dục bán kính 2-3km. Chó đực sẽ dụ đối tác, và bạn sẽ phải chăm bầy con lai cùng với sự suy giảm sức khỏe chó mẹ nếu nó chưa đủ tuổi.

Từ 17-22 ngày: Hết thời kỳ động dục

Lúc này âm hộ chó khô dần, lượng dịch tiết âm đạo cũng hết dần, rồi hết hoàn toàn và lúc này chó cái sẽ không thích gần đực nữa, chấm dứt chu kỳ động dục.

Cách chăm chó cái động dục như thế nào?

Khi chó đang trong thời kỳ động dục thì bạn cần chú ý đến sức khỏe cũng như tâm lý của chúng. Bởi vì trong những thời điểm này chó cái thường sẽ có tâm lý khác biệt. Và trong thời kỳ này bạn tuyệt đối không nên tắm cho chó cái cho tới khi máu của chó ngừng chảy. Bởi vì việc tắm cho chó cái trong giai đoạn này sẽ khiến cho cơ quan sinh dục của chúng dễ nhiễm trùng do nước tắm chảy vào vào cơ thể của chó.

Trong giai đoạn này nhà bạn sẽ có mùi khó chịu và rất đặc trưng của loài chó, vì vậy bạn cũng cần chú ý vệ sinh để hạn chế mùi hôi này.

Bạn cũng có thể dắt chó cái đi dạo nhưng cần có dây xích dắc chúng để tránh chạy theo con đực. Hoặc nên để chúng ở nơi dễ dàng cho việc tiểu tiện, bởi trong giai đoạn này chó cái sẽ đi tiểu rất nhiều. Bạn cũng không nên tức giận nếu chúng có tiểu tiện bừa bãi trong nhà, bởi lúc này chó cái sẽ rất dễ bị kích động và hung dữ.

Nếu có thời gian, bạn hãy massage vuốt ve thường xuyên để chúng thư giãn, và chải lông cho chúng nữa bởi trong giai đoạn động dục, chó cái sẽ dễ lo lắng hơn bình thường.

Đặc biệt, trong thời gian này bạn cần cung cấp thêm thức ăn bổ dưỡng trong khẩu phần ăn của chó, bởi đây là giai đoạn chó cái cần nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể đáp ứng được những thay đổi về sinh lý.

Trên đây là một số điều bạn cần biết khi chăm sóc chó cái động dục. Chúc bạn có được những chú chó khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc chó khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Call Now Button
viVietnamese