CHÓ BỊ HÔI MIỆNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Chó bị hôi miệng sẽ gây ảnh hưởng đến việc thân thiết giữa chủ nuôi và chó. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết cách chữa trị tận gốc và khiến miệng cún thơm trở lại ngay.

CHÓ BỊ HÔI MIỆNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?
CHÓ BỊ HÔI MIỆNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Tình trạng hôi miệng ở chó

1. Chó bị hôi miệng tạm thời

Nếu bạn thấy chó tự dưng bị một hôi miệng cách đặt biệt, thì đó có thể là kết quả của thứ mà chúng đã ăn, ví dụ như lục tung thùng rác, truy tìm mùi hương lạ, hay do chúng ăn phải xác động vật chưa hỏng hẳn.

Ở trong trường hợp này, miệng chó sẽ bị hôi do tích lũy, là quá trình lâu dài hoặc thường xuyên do chó tiếp xúc với những thứ không sạch sẽ. Những thứ này sẽ tích lũy lại và bốc hơi từ bên trong khiến chúng bị bắt đầu hôi miệng.

Thực tế, khi chó mới chỉ 1 vài lần tiếp xúc với rác, xác thối hay chất thải thì miệng cũng của chúng không có mùi hôi thấy rõ, phải sau nhiều lần tiếp xúc thì mới có ảnh hưởng mùi. Và đây cũng là trường hợp không đáng lo lắng và bạn chỉ cần ngăn chó tiếp xúc với những thứ này là được.

2. Chó bị hôi miệng thường xuyên

Có bị hôi miệng thường xuyên là dấu hiệ của một số bệnh ở chó như sau:

  • Bệnh răng miệng, nướu lợi, viêm họng – phổ biến.
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận.
  • Bệnh đường hô hấp (viêm xoang).
  • Ăn phải vật lạ không thể tiêu hóa.
  • Sưng miệng, u miệng.

1. Nguyên nhân 1: Chó bị các bệnh răng miệng

Chó bị sâu răng, có thể là bệnh nướu răng hoặc nhiễm trùng dẫn đến sâu răng có thể dẫn đến hôi miệng. Để phát hiện bệnh, bạn hãy nhấc đầu của chú chó hướng lên, nhìn vào lợi của chúng. Bạn có thể thấy cao răng bám ở chân răng, thâm chí có thể là cả cả sâu răng bên dưới đường nướu.

Chó bị các bệnh răng miệng, nướu lợi có thể có dấu hiệu chảy máu trong miệng, nướu sưng đỏ dẫn đến khó ăn uống, không ăn uống được như bình thường. Lúc này miệng chó sẽ có mùi tanh gắt.

2. Nguyên nhân 2: Chó bị tiểu đường, rối loạn tiêu hóa

Chó bị bệnh tiểu đường hay sự rối loạn chuyển hóa cũng có thể gây ra hơi thở có mùi bất thường nhưng không hôi, nó có một mùi chua ngọt ngang, như kiểu mùi trái cây.

Bệnh tiểu đường kéo dài sẽ gây ức chế hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển không được kiểm soát khiến  hơi thở của chó ngày càng nặng mùi.

Chó dễ bị bệnh tiểu đường khi chó cái khi đang trong thời kì tìm bạn tình, khi mang thai. Đây là lí do khiến chó mang thai hoặc vừa cho con bú xong nếu được chăm sóc đủ đầy thường phát phì, phát béo nhanh chóng. Bệnh tiểu đường không gây nguy hiểm cho chó.

3. Nguyên nhân 3: Chó bị bệnh về thận

Đây là trường hợp ít gặp nhưng việc giảm chức năng thận có thể khiến hơi thở của chó có mùi giống như amoniac (mùi khai). Khi chó bị bệnh thận, chất thải đáng ra cần bị đào thải ở thận lại tích tụ trong máu và sau đó xuất hiện trong hơi thở khiến hơi thở chúng có mùi khai. Bệnh liên quan tới thận khá nghiêm trọng và có thể là triệu chứng của những bệnh khác nữa.

4. Nguyên nhân 4: Chó Ăn vật lạ không thể tiêu hóa

Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra, ví dụ như chó ăn những thứ không thể tiêu hóa như nhựa, túi ni lông, cao su, đồ chơi. Thường gặp hơn có thể kể ra là vỏ tôm, vỏ trứng, đồ lót hay thậm chí là gỗ hay giày dép…

Tất cả những thứ trên khi chúng nuốt vào bụng sẽ không thể được tiêu hóa, hoặc nó được đẩy ra ngoài hoặc kẹt lại và gây bệnh ở hệ thống tiêu hóa khiến chó có mùi hôi miệng.

Nếu phát hiện chó có hành vi nuốt đồ vật lạ và cảm thấy lo lắng, ta có thể giúp gây nôn. Nhưng nếu không phát hiện được ngay thì bạn cần theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ thú y ngay khi cần thiết.

5. Nguyên nhân 5: Chó phát triển khối u, bướu trong miệng hoặc hệ tiêu hóa

Những chú chó không may bị các khối u, cục u, thì ngoài hôi miệng còn thường bị thêm các triệu chứng như: đau miệng, rên rỉ và rụi đầu, chảy dãi nhiều, thở hổn hển, rụng răng, chán ăn, khó ăn hoặc bỏ ăn liên tục, có thể chỉ ăn khi quá đói, sưng vùng mặt.

Cách xử lý khi chó bị hôi miệng

Bạn có thể chống hôi miệng cho chó bằng cách huấn luyện chúng với thói quen sinh hoạt tốt và phối hợp cùng với thức ăn. Cụ thể:

  • Dạy chó thói quen không ăn đồ rơi trên mặt đất, chỉ được ăn đồ ăn được đựng trong bát dành riêng.
  • Dạy chó chơi và gặm đồ chơi dành riêng cho chó, không cắn phá đồ đạc trong nhà hoặc gặm những đồ khác không phải của chúng.
  • Lựa chọn thức ăn hạt làm bữa chính của chó, bởi thức ăn hạt rất tốt cho răng miệng của chú chó.
  • Có thể cho chó chơi đồ chơi nhai gặm bởi đồ chơi nhai gặm phù hợp với kích thước sẽ giúp chó thỏa mãn thú nhai gặm và tránh nguy cơ buồn chán hoặc ăn đồ lung tung.
  • Cung cấp nước đủ cho chó, và cả những thức ăn có nhiều nước cũng cần thiết được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho chó, bởi nước giúp nâng cao sức khỏe răng miệng và cả hệ thống tiêu hóa.
  • Sử dụng nước súc miệng – nước thơm miệng cho chó hoặc xịt thơm miệng. Bạn cũng có thể sử dụng luôn các loại xịt thơm miệng dành cho người, bởi không có tài liệu nào nói các loại xịt thơm miệng này gây hại cho chó.
  • Bạn có thể mua cả bàn chải đánh răng cho chó và cả kem đánh răng dành riêng cho chó để đánh răng cho chó. Tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện ở những chủ chó thực sự yêu thường chó. Trên thực tế có rất ít cún được chải răng đều đặn, và rất khó để duy trì chải răng mỗi ngày 1 lần cho chó.

Trên đây là một số thông tin về cách xử lý hôi miệng ở chó mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những bé mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Call Now Button
viVietnamese