CHÓ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ PHẢI LÀM SAO? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một căn bệnh khá phổ biến ở chó, với biểu hiện là tròng mắt chó bị vằn đỏ và chảy nước mắt, sau một thời gian ngắn sau sẽ xuất hiện ghèn vàng-xanh, nặng hơn sẽ có dịch nhầy, chảy mủ. Vậy chó bị đau mắt đỏ phải làm sao? Nguyên nhân nào khiến chó bị đau mắt đỏ? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Biểu hiện bệnh đau mắt đỏ ở chó

chó bị đau mắt đỏ phải làm sao1

Kết mạc là vùng phía trước nhãn cầu và mí mắt chó. Khi bết mạc bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ. Căn bệnh này khá phổ biến và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu không khỏi được chúng có thể lây sác các vùng sâu hơn của mắt và để lại những di chứng nặng nề.

Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ ở chó bao gồm mắt vằn đỏ. Khi bị nặng thì mí mắt sưng và dính lại với nhau hoặc tiết nhiều ghèn, khiến mắt chó bị nhạy cảm với ánh sáng nên chúng sẽ kiếm chỗ tối để nằm.

Bệnh đau mắt đỏ thông thường xảy ra ở chó từ 2 – 5 tuổi. Các chú chó tầm 1 tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này. Chó tuổi càng nhỏ thì tốc độ phát triển bệnh diễn ra càng nhanh, và nó hầu như xảy ra ở tất cả các giống chó.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, vùng ngoài giác mạc mắt sẽ bị tụ máu hình thành các mô thịt màu đỏ hoặc màu trắng. Cũng có trường hợp bắt đầu từ phần bên trong giác mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng khiến toàn bộ phần giác mạc bị tổn thương và dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh đau mắt đỏ

Có nhiều nguyên nhân nền tảng dẫn đến việc chó bị đau mắt đỏ như ánh sáng cực tím, sương mù… Các chú chó sống trong những căn hộ tầng trên cao, khoảng cách từ nơi ở xuống đến mặt đất quá xa sẽ dễ mắc bệnh này hơn các chú chó sống ở tầng thấp. Và khi mắc bệnh tình trạng bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo một số nghiên cứu, sự chiếu xạ của tia cực tím sẽ khiến cho các kháng nguyên của giác mạc nhạy cảm, dễ bị thay đổi và nhiễm trùng.

Một nguyên nhân khác nữa là do các yếu tố từ môi trường như bụi, hóa chất, cào gãi hay lông đâm vào giác mạc gây kích ứng khiến chó bị viêm kết mạc. Viêm nhiễm ở vùng kết mạc dễ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, vi nấm vào mắt chó.

Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ ở chó còn có thể do lông quặm, do khô giác mạc kéo dài, hoặc do hậu quả của bệnh Care, bệnh viêm gan truyền nhiễm. Bởi vậy nếu thấy chó bị viêm loét giác mạc, chủ nuôi cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp, tránh bị chậm trễ sẽ bị loét giác mạc sâu, gây mũ nội nhãn dẫn đến thủng giác mạc và mù lòa.

Chó bị đau mắt đỏ phải làm sao?

Chó bị đau mắt đỏ phải làm sao? Để chữa bệnh đau mắt đỏ ở chó, đầu tiên chúng ta cần khống chế các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa tình trạng mù lòa. Trong trường hợp nặng, bác sĩ thú y có thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để tiêu viêm bên trong mắt.

Ví dụ như dùng thuốc mỡ Cortisone hoặc thuốc nhỏ mắt. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh mà có cách điều trị tương ứng. Trong một số trường hợp chó bị đau mắt đỏ do viêm giác mạc có thể phải sử dụng thuốc suốt đời.

Nếu chó bị viêm loét giác mạc thì chủ nuôi không nên tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mắt mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y, thận trọng và chú ý để đôi mắt của chó luôn sáng khỏe.

chó bị đau mắt đỏ phải làm sao

Nếu chó chỉ bị viêm giác mạc thông thường, chủ nuôi có thể điều trị liên tiếp trong một vài ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Nhưng cũng có những chú chó phải điều trị đến vài tuần. Nếu có quá nhiều kết tủa giác mạc gây cản trở tầm nhìn, bạn phải đưa chó đi phẫu thuật để điều trị.

bên cnahj đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng có thể kiểm soát sự phát triển của bệnh. Ví dụ cho chó đi ra ngoài để tránh tia cực tím. Chủ nuôi có thể dắt chúng đi bộ vào buổi sáng, đi trong sân vườn, đi vào nơi có bóng râm. Đặc biệt, những gia đình ở vùng núi cao hoặc gần biển, nơi có bức xạ tia cực tím rất mạnh.

Bạn cũng có thể cho chó tập đeo kính để tránh tia cực tím, hoặc dùng thuốc nhỏ mắt chóng tia UV. Trước khi đưa ra phát đồ điều trị loét giác mạc, bác sĩ thú y sẽ làm một bài test chẩn đoán nhanh. Từ đó đánh giá mức độ loét nông hay sâu của giác mạc. Sau đó mới quyết định được chọn phương pháp nội khoa, hay phải kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa để mang lại kết quả tốt.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh toàn thân kết hợp với thuốc nhỏ mắt đặc trị kháng nấm hay kháng khuẩn. Trong khi điều trị, chó cần phải đeo vòng chống liếm để bảo vệ mắt trách cào gãi, dụi mắt vào tường làm việc loét giác mạc thêm trầm trọng hơn. Thời gian điều trị thường phải kéo dài 2 –  4 tuần giác mạc mới hồi phục.

Call Now Button
viVietnamese