Mèo mẹ có bản năng chăm con riêng cùng với đặc tính tự lập cao nên thông thường chúng có thể tự lo cho việc sinh nở của mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều giống mèo, nhất là mèo cảnh thường khá hậu đậu khi mang thai và sinh con. Vì thế bạn cần học cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ đúng cách để biết cách chăm sóc mèo mẹ và đàn mèo con một cách tốt nhất.
Cách nhận biết mèo mẹ mang thai để chăm sóc mèo đẻ đúng cách
– Mèo mẹ thường mất tích khoảng 1-2 ngày rồi mới trở về nhà, sau khi về thường kêu thảm thiết.
– Sau khoảng 1 tháng, bụng mèo có vẻ hơi to lên, sờ vào thấy cứng
– Lúc gần sắp đẻ thì hình dạng hai bên bụng mèo không đều, cứng, thậm chí có chỗ nhô hẳn ra.
– Đến ngày đẻ, mèo kêu liên tục, bắt đầu tìm ổ.
Khi đó, bạn phải vuốt ve liên tục để mèo yên tâm, chúng sẽ không kêu nữa và nằm im. Đừng quên chuẩn bị chút thức ăn cho mèo nhé, mèo sẽ ăn nhưng ăn ít thôi.
Khi phát hiện mèo mẹ mang thai, bạn cần biết cách chăm sóc mèo mẹ để mèo con phát triển tốt trong bụng mẹ:
Về dinh dưỡng cho mèo mẹ:
– Cho mèo ăn uống tẩm bổ, ăn nhiều cơm hoặc cháo để có nhiều sữa.
– Không tiêm, không uống thuốc, không cho mèo ăn đồ cay, chát, chua.. hay ăn những đồ ăn cứng vào bụng.
– Chuẩn bị sữa bột và thìa riêng cho mèo mẹ sau sinh để mèo mẹ uống lấy sức.
Về ổ đẻ cho mèo mẹ:
– Tìm một cái hộp lớn, rộng thoáng một chút đủ cho một mèo mẹ và khoảng bốn mèo con.
– Đặt hộp vào nơi khô ráo, kín đáo, tránh ánh nắng mặt trời, tránh không để những nơi có sắt thép, kim loại.
– Lót miếng vải trơn, mỏng trong hộp để mèo mẹ và mèo con nằm không bị nóng quá, mà lại êm.
Cách chăm sóc mèo đẻ đúng cách cho mẹ khỏe con khôn
Khi chăm sóc mèo đẻ bạn cần chú ý những điều sau:
– Mèo mẹ mới sinh xong cần phải sưởi ấm, có thể thắp đèn hoặc dùng túi sưởi.
– Không được dịch chuyển ổ mèo. Theo dõi mèo mẹ mỗi khi nó tha con đi chỗ khác; bạn cũng có thể giúp nó mang con ra chỗ nó muốn nhưng phải đảm bảo an toàn. Che chắn ổ cẩn thận về đêm, tránh sương đêm nhưng cũng không được quá bí.
– Cho mèo mẹ liếm sữa thường xuyên để lấy sức sau khi đẻ xong
– Mèo mẹ sau khi sinh một lúc sẽ ra khỏi ổ, bạn phải cho mèo mẹ ăn thịt gà hoặc cá gỡ xương để có đủ chất dinh dưỡng nuôi con.
– Nếu dây rốn nối với cái bọng khô như cọng lá mà mãi không dứt, có thể dùng kéo cắt giúp mèo con.
– Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt, tốt nhất là hơn một tháng. Nếu mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì phải đem mèo con ra để mèo mẹ cho bú (khoảng hơn 10 lần bú/ngày.
– Mèo con được 1 tháng thì cho nó chơi trong nhà, chỗ thoáng mát; để dễ chăm và dễ chơi đùa, giúp chúng tăng cường thể lực.
Cách chăm sóc mèo con khi mèo chưa mở mắt
Bên cạnh việc chăm sóc mèo mẹ mới đẻ bạn cũng cần biết cách chăm sóc mèo con. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi chăm sóc mèo con:
– Tuyệt đối không tự ý cậy mắt mèo con mà phải chờ đủ ngày chúng tự mở.
– Có thể vệ sinh mắt meo con bằng bông sạch thấm nước muối sinh lý, lau thật nhẹ nhàng để đảm bảo không làm mèo đau hay bị dính bông vào mắt. Điều này sẽ giúp mèo con mở mắt thuận lợi, tránh các bệnh viêm nhiễm ở mắt.
– Tuyệt đối không tắm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con từ lúc mèo mẹ có thai cho đến lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng.
– Nên cho mèo con đi tiêm phòng đúng lịch theo tư vấn của bác sĩ.
– Cần cho mèo mẹ ăn nhiều cơm, cháo trong thời gian cho con bú và nhiều cá thịt sau khi cai sữa.
– Tuyệt đối không cho con vật nào lại gần ổ mèo trong thời gian mèo mẹ nuôi con.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú mèo con khỏe mạnh, đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.