Các loài động vật mới sinh đều cần có cách chăm sóc đặc biệt, trong đó chó con mới sinh cũng vậy. Việc chăm sóc chó sơ sinh, đặc biệt là chó cảnh không chỉ cần nhờ vào bản năng của chó mẹ mà người chủ cũng cần biết cách chăm sóc chó sơ sinh hiệu quả, chuẩn khoa học. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Cách chăm sóc chó sơ sinh trong những ngày đầu tiên
Khi chó con mới sinh, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
– Không cắt dây rốn cho chó con: Việc cắt dây rốn của chó con trước khi vách đàn hồi lại có thể gây xuất huyết. Do vậy bạn hãy để nguyên dây rốn và không nên cắt, nó sẽ sớm khô lại, co ngót và rụng đi.
– Không đụng đến rốn của chó con: Bạn không cần thiết phải bôi các loại thuốc chống nhiễm trùng vào rốn chó con. Chỉ cần ổ của chó con được giữ vệ sinh tốt thì rốn của cho con sẽ không bị nhiễm trùng.
– Giữ vệ sinh ổ chó con: Cần giữ ổ cho chó con sạch sẽ bằng cách thường xuyên thay khăn hoặc giấy báo lót ổ, nhưng phải cẩn thận để tránh làm phiền chó mẹ. Hãy vứt bỏ giấy báo bẩn và thay thế bằng giấy mới ngay khi chó mẹ ra ngoài.
– Không đụng đến chó con trong những ngày đầu tiên: Bạn hãy để chó mẹ và các chó con tạo sự gắn kết trong 4 – 5 ngày đầu tiên bởi đây là thời gian quan trọng để tạo sự gắn kết giữ chó con với mẹ.
– Hạn chế di chuyển chó con: Cần hạn chế di chuyển chó con trong thời gian đầu. Chỉ di chuyển chó con khi bạn cần vệ sinh hộp nhưng phải đợi ít nhất 3 ngày sau sinh.
– Điều chỉnh nhiệt độ ổ nuôi: Chó con mới sinh dễ bị lạnh do không thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu không có chó mẹ ở đó bạn cần cung cấp nguồn nhiệt cho chúng bằng cách sử dụng đèn sưởi.
– Kiểm tra cân nặng chó con: Sử dụng cân điện tử cầm tay để cân chó con hằng ngày trong 3 tuần đầu tiên để đảm bảo chúng khỏe mạnh và nhận đủ chất dinh dưỡng.
– Không để chó con tiếp xúc khách lạ: Khách đến xem chó con thường là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng bởi giày và tay của họ có thể mang vi khuẩn hoặc virus.
– Không để động vật khác lại gần chó con: Các con vật khác có thể mang mềm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho chó con mới sinh và chó mẹ mới đẻ do chúng còn rất yếu.
Chăm sóc chó sơ sinh bằng nguồn sữa chó mẹ
Chó con sơ sinh phải nằm cạnh mẹ và bú sữa mẹ ít nhất trong 5 ngày đầu, đó là nguồn sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó chống đỡ bệnh tật. Khi chó con mới sinh chưa có răng, lỗ tai đóng lại, mọi hoạt động di chuyển rất khó khăn nên chỉ có thể tự động tìm vú mẹ và bú.
Nếu một lứa sinh quá nhiều, chó con ra đời cuối cùng thường có cơ thể yếu ớt nhất, nên bạn cần ưu tiên cho nó bú mẹ trước. Nếu chó mẹ vụng không giúp con, thì bạn cần giúp đưa chó con đến sát vú chó mẹ để chúng ăn dễ dàng hơn.
Sữa non có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và protein, magie, enzym, hormone cao nên hãy để chó sơ sinh bú đủ sữa non. Điều này sẽ giúp chó con khỏe mạnh, nhuận tràng, thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa, và miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con mới đẻ.
Đặc biệt, nếu trước 1 tháng mang thai chó mẹ được tiêm vacxin, thì kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho chó mẹ và tiêm phòng là cách chăm sóc chó sơ sinh tốt nhất
1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ sau sinh
Sau sinh, chó mẹ cần được bổ sung chất dinh dưỡng và chăm sóc tốt nhất với chế độ ăn tăng cả về số bữa ăn và chất lượng thức ăn để chó mẹ đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú.
Trong 5 ngày đầu đời, chó con có thể chỉ bú sữa mẹ. Tiếp đó đến khoảng 15 ngày tuổi, bạn có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo nấu với thịt và rau xanh thật nhuyễn 1 bữa và ống clorua canxi trộn vào sữa mỗi ngày.
Từ 20 ngày tuổi, bạn có thể tăng thêm phần ăn dặm lên 2 bữa/ngày và thêm vài giọt trivit vào sữa cho chó con uống. Hãy thường xuyên cân trọng lượng của chó con để đánh giá được quá trình phát triển của chó con.
2. Tiêm phòng và tẩy giun cho chó con theo định kỳ
Việc tiêm phòng và tẩy giun cho chó con là những việc quan trọng khi chăm sóc chó sơ sinh. Bởi chó con dưới 2 tháng tuổi rất dễ chết vì các loại bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh pravo và care, nếu mắc các bệnh này thì 60% chó con bị chết.
Bệnh pravo và care có thể phòng bằng cách tiêm vacxin, vì thế khi chó con được khoảng 3 tuần tuổi thì có thể tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tuổi cần tiêm mũi thứ 2, 9 tuần mũi thứ 3 và khi cho con được 7-8 tháng thì tiêm phòng dại.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin thì bạn cũng cần tẩy giun sán định kỳ để đảm bảo quá trình phát triển của chó con. Dưới đây là liệu trình tẩy giun sán cho chó con:
– Khi chó con được 15 ngày tuổi, cho chó con tẩy vào tuần 4, 6 và 8 tuần tuổi
– Sau 8 tuần, cứ 1 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi đàn chó được 6 tháng.
– Từ 6 tháng, cứ 3 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 năm tuổi
– Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.
Lưu ý về cách chăm sóc chó sơ sinh bị mất mẹ
Đây là trường hợp không may nhưng cũng không phải là không có. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần lưu ý khi chăm sóc chó sơ sinh mất mẹ như sau:
– Chó con có thể khó thở hoặc không kêu lúc mới sinh, đây là hiện tưởng chết giả, khi đó bạn hãy hướng đầu chó con xuống dưới, đung đưa cơ thể nhẹ nhàng.
– Khi mới đẻ, chó con chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên bạn cần quan tâm đầy đủ tới chúng về tất cả mọi mặt.
Nơi ở của chó con cần lót sạch, khô, đảm bảo ấm áp, nên lắp đèn sưởi ấm để giấc ngủ của chó sơ sinh tốt hơn. Và bạn cần đặc biệt chú ý khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường.
– Nếu chó sơ sinh mất mẹ, trong những ngày đầu bạn cần ghép đàn hoặc tìm nguồn sữa cho chó con sơ sinh trong ít nhất 5 ngày đầu.
– Những chú chó sơ sinh rất mong manh và yếu ớt vì thế hãy cố gắng chăm sóc chúng tỉ mỉ cẩn thận để đàn chó của bạn luôn khỏe mạnh.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc chó sơ sinh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú chó con khỏe mạnh, đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc chó con khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.