Mèo bị nấm da vừa gây khó chịu mà lại mất vệ sinh ở mèo, đặc biệt nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của mèo trong một số trường hợp. Mèo có thể bị nhiễm nấm theo ba cách: Ăn, hít phải hoặc nhiễm qua da. Vậy mèo bị nấm da phải làm sao? Cách điều trị mèo bị nấm da như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Mèo bị nấm da có nguy hiểm không?
Mèo khi bị nấm có thể phát triển gây nên các biến chứng khác kèm theo như:
- Giảm cân.
- Sốt.
- Khó thở.
- Khó chịu trên da.
- U nang dưới da.
- Các vấn đề về mắt.
- Chảy máu trong mũi.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Hắt hơi.
- Sưng phồng dưới sống mũi.
- Nhiễm trùng máu.
- Nhiễm trùng phổi.
- Nhiễm trùng bàng quang.
- Triệu trứng:
- Chảy nước mũi.
- Khó thở.
- Phát ra tiếng khi hít thở.
- Sưng một bên mặt.
- Viêm phổi.
- Co giật khi nhiễm nấm nặng.
- Mèo ủ rũ, nôn mửa, tiêu chảy.
Các bệnh nấm da thường gặp ở mèo và cách điều trị
1. Nấm bào tử thường gặp, có lây sang người
Bệnh thường gặp và kéo dài do nấm Sporothrix gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương trên da thông qua tiếp xúc nơi nhiễm nấm. Bệnh này có thể truyền sang người và phân của thú cưng nhiễm bệnh cũng sẽ tồn tại nấm này.
Nấm bào tử Sporotrichosis phổ biến ở mèo hơn các loài khác và bệnh khó được phát hiện từ ban đầu. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể dẫn đến sốt, mệt và trở nên buồn bã. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng có thể lây lan từ vị trí ban đầu đến xương, phổi, gan, lá lách, tinh hoàn, đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh trung ương.
Chẩn đoán bệnh: Bệnh nấm Sporothrix được chẩn đoán bằng cách lấy mẫu mô nuôi cấy sau đó xác định.
Điều trị: Có thể điều trị dài hạn bằng thuốc chống nấm ( liên tục 3 đến 4 tuần). Bởi vì bệnh có thể được truyền từ thú cưng sang người, nên phải tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt khi thú cưng bị nghi ngờ hoặc chẩn đoán nấm.
2. Nấm Aspergillosis
Nấm Aspergillosis thường nhiễm vào cơ thể vật nuôi nhờ sự suy giảm của hệ thống miễn dịch hoặc sau các bệnh khác.
Điều trị:
Chẩn đoán bệnh: Cần có sự hỗ trợ của bác sĩ thú y để xác định kiểu nhiễm nấm và đưa ra cách thức chữa trị thích hợp.
Điều trị: Có thể điều trị nấm Aspergillosis qua da phổ biến bằng thuốc uống trị nấm. Tuy nhiên, việc điều trị aspergillosis nặng cần mũi chuyên sâu hơn.
3. Nấm Candidiasis
Loại nhiễm nấm hiếm gặp này có thể ảnh hưởng đến mèo ở mọi lứa tuổi và giống mèo, ngay cả khI không có điều kiện thuận lợi. Tình trạng nhiễm trùng nấm Candidiasis có thể diễn ra trong một bộ phận cụ thể của cơ thể (cục bộ), hoặc nó có thể xâm chiếm toàn bộ cơ thể (toàn thân) để gây ra sự khó chịu cực độ.
Chẩn đoán bệnh:
Cách mà triệu chứng của nấm candida biểu hiện phụ thuộc phần lớn vào nơi nhiễm trùng xảy ra. Các biểu hiện kèm theo:
- Candidiasis Nhiễm trùng tai: Run rẩy + Gãi liên tục.
- Candidiasis Miệng: Chảy nước dãi.
- Candidiasis Bàng quang: Viêm bàng quang + Sốt.
Điều trị: Cách điều trị bao gồm cải thiện hệ thống miễn dịch. Sau khi có được chẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ quyết định phương pháp điều trị nhiễm nấm nấm cho mèo với thuốc kháng sinh, thuốc mỡ bôi và dầu gội diệt nấm.
4. Nấm Cryptococcosis
Nấm Cryptococcosis là một bệnh nấm có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp ( khoang mũi), hệ thần kinh trung ương, mắt và da (đặc biệt là mặt và cổ) của mèo. Loại nấm này có trong đất và phân chim…, đặc biệt là trong phân chim bồ câu, lây truyền cho mèo do hít phải bào tử hoặc nhiễm bẩn vết thương.
Chẩn đoán bệnh:
Nấm Cryptococcosis khá phổ biến ở mèo, gây nên các dấu hiệu nhiễm trùng khoang mũi là phổ biến nhất. Các dấu hiệu bao gồm: hắt hơi; chảy máu mũi, trong hoặc có mủ và sưng cứng dưới da và trên sống mũi. Các khu vực có vết sưng nhỏ và nốt sần có thể ảnh hưởng đến da; cảm giác mềm (chứa đầy chất lỏng) hoặc chắc chắn.
Những khu vực này có nguy cơ bị loét rồi tạo thành một bề mặt thô. Các dấu hiệu thần kinh liên quan đến bệnh cryptococcosis tác động lên hệ thần kinh trung ương bao gồm trầm cảm, thay đổi tính khí, co giật, tuần hoàn, tê liệt nhẹ và mù lòa.
Điều trị: Mèo nhiễm Cryptococcosis cần được đưa đến thú y để điều trị.
5. Nhiễm trùng nấm Dematiaceae
Bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các loài nấm thuộc họ Dematiaceae có thể do nhiễm nấm tại vị trí chấn thương hở.
Chẩn đoán bệnh: Nhiễm trùng chỉ giới hạn ở da và bên dưới da, các khối lớn từ từ bên dưới da được tìm thấy trên các ngón chân, tai, mặt và niêm mạc mũi. Trường hợp hiếm nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Các nốt nhiễm trùng có thể loét và có rãnh thoát nước.
Điều trị: Nhiễm trùng nấm có thể điều trị với thuốc mỡ, kháng sinh và dầu tắm chống nấm.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân mèo bị nấm da và cách điều trị mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những bé mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.