Mèo thường hay dùng lưỡi để liếm lông và nuốt lông dụng dẫn tới việc các sợi lông bị lẫn trong đường tiêu hóa. Mèo bị búi lông rất nghiêm trọng và có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiêu hóa. Vậy mèo bị búi lông phải làm sao? Làm thế nào để tránh cho mèo bị búi lông?
Búi lông ở mèo là gì? Tại sao mèo bị búi lông?
Búi lông ở mèo hình thành từ quá trình liếm lông của mèo và chúng nuốt vào cơ thể. Thông thường hệ tiêu hóa của mèo thường có thể tiêu hóa với các búi lông này. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể của chúng không thể tiêu hóa được và những búi lông này sẽ tích tụ trong dạ dày của chúng cho đến khi được nôn ra ngoài.
Búi lông ở mèo không phải bệnh mà nó chỉ là tình trạng không có lợi cho sức khỏe gắn liền với tập tính sinh hoạt hàng ngày của mèo. Bởi chúng dành tới 30% thời gian mỗi ngày để liếm láp chải chuốt và dùng lưỡi liếm lông rụng, lông này sau đó được nuốt xuống bụng. Các giống mèo lông dài hoặc rụng lông nhiều thường sẽ bị búi lông trong ruột.
Thông thường, lượng lông mèo nuốt vào bụng dù không thể tiêu hóa nhưng chúng sẽ được đẩy ra ngoài khi mèo đi vệ sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp lông trong bụng quá nhiều hoặc không được đẩy ra ngoài toàn bộ, mèo sẽ cố gắng nôn lông ra để giảm khó chịu.
Mèo nôn búi lông ra ngoài không nguy hiểm và có thể chỉ khoảng 2 tuần chúng sẽ nôn lông ra ngoài. Cục lông được nôn ra sẽ có màu giống màu lông mèo nhưng có thể sẽ đậm hơn do các chất tiết và thức ăn lẫn trong dạ dày.
Dấu hiệu mèo bị búi lông có thể nguy hiểm
Búi lông hay việc mèo nôn để loại bỏ búi lông tích tụ trong bụng là tình trạng phổ biến, không đáng để lo ngại trừ khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên (hơn 2 lần mỗi tháng), hoặc nếu:
- Mèo nôn, khạc hoặc ho mà không có sự xuất hiện của búi lông: Điều này đáng chú ý bởi khi mèo không thể nôn búi lông ra ngoài, búi lông lớn bị đẩy xuống ruột làm tắc ruột có thể gây nguy hiểm.
- Mèo bị táo bón nặng kèm theo kém ăn, ít năng động.
- Mèo đi vệ sinh phân cứng và nhìn khô như đá.
- Nhìn thấy rất nhiều lông trong phân mèo.
- Mèo bị Stress
Ảnh hưởng của búi lông trong cơ thể mèo
Mèo bị búi lông trong dạ dày hoặc ruột có thể ảnh hưởng đến:
- Sức khỏe tổng thể liên quan đến các hệ lụy của búi lông ở mèo.
- Vệ sinh của mèo và môi trường nuôi mèo thông qua việc nôn mửa.
- Gây khó chịu cho mèo.
- Có nguy cơ gây tắc nghẽn ruột nhưng nguy cơ này không cao và có thể ngăn chặn.
Cách phòng tránh và chữa búi lông ở mèo
Búi lông không gây nguy hiểm cho mèo. Tuy nhiên, việc tạo thói quen tốt cho mèo để tránh búi lông vẫn thiết thực hơn là việc ” đi chữa búi lông trong bụng mèo”.
1, Chải lông thường xuyên cho mèo
Chải lông thường xuyên cho mèo 2 – 3 ngày / 1 lần, hoặc nếu bạn bận thì ít nhất 1 tuần/lần để phòng chống búi lông cho mèo. Vì trong 1 tuần sẽ có rất nhiều lông mèo xơ, rụng và mèo sẽ nuốt phải lông khi làm vệ sinh cơ thể hàng ngày.
2. Cắt ngắn lông cho mèo
Nếu bạn nuôi mèo lông dài, ngoài việc chải lông bạn cũng có thể mua tông đơ cắt tỉa lông cho mèo, điều này tiết kiệm vô cùng và dễ sử dụng, giúp chống búi lông ở mèo rất hiệu quả.
3. Cho mèo ăn thức ăn chống búi lông
Nếu mèo nhà bạn không chịu ăn rau, hay nôn, táo bón, có búi lông hoặc nhiều lông… thì bạn nên cho mèo ăn thêm các thức ăn chứa đa dạng chất xơ hòa tan giúp lông di chuyển xuống dưới ruột. Các thức ăn chống búi lông cho mèo tốt sẽ có chứa những thành phần hỗ trợ tiêu hóa và xử lý búi lông hiệu quả.
Các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa chống búi lông tốt nhất là các loại rau, củ như bí đỏ nghiền, củ cải hoặc các thực phẩm đặc biệt của người có thể dễ dàng xử lý búi lông cấp tốc như bơ, dầu ăn, Bạn có thể bổ sung bơ hoặc dầu ăn vào với nước uống và cả đồ ăn hàng ngày.
Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên đổ dầu hay bơ vào mồm mèo, kể cả trộn dầu hay bơ với thức ăn hoặc nước uống của mèo cũng không có nhiều tác dụng đúng bằng cách cho mèo ăn một lượng lớn dầu hoặc bơ trong cùng 1 lần. Bạn có thể dùng mẹo để giúp mèo ăn lượng lớn dầu, bơ ngay lập tức bằng cách nhúng bàn chân trước của mèo vào dầu, bơ để mèo tự mình liếm sạch theo thói quen.
4, Sáp dưỡng ẩm (Vaseline Petrolium oil Jelly) giúp chữa búi lông khi bị nặng
So với dầu ăn và bơ, sáp dưỡng ẩm này có thể đem lại hiệu quả bất ngờ hơn, nó vừa bôi trơn vừa giúp phân rã cục búi lông và hoàn toàn lành tính (an toàn) để sử dụng cho mèo. Cách sử dụng cũng giống như dùng dầu ăn và bơ cho mèo.
5. Cho mèo ăn nhiều bữa ăn nhỏ
Nếu mèo bị búi lông, bạn nên cho mèo ăn nhiều bữa ăn nhỏ + vừa phải để giúp dễ tiêu hóa hơn và khả năng dạ dày đưa lông xuống ruột và đẩy ra ngoài cũng dễ hơn rất nhiều. Mèo bị tình trạng búi lông được khuyên cho ăn 4 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 2 hoặc 3 bữa chính.
6. Cho mèo ăn cỏ lúa mạch (cỏ mèo)
Nếu mèo mới bị búi lông, bạn có thể cho chúng ăn cỏ mèo. Cỏ mèo phần lớn là chất xơ không thể tiêu hóa, cỏ khi đi vào trong dạ dày sẽ quấn chặt các sợi lông thành búi và trở thành một con đò chuyên chở lông ra ngoài. Bên cạnh đó, cỏ mèo cũng có chứa rất nhiều enzyme hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm mà trong thức ăn cho mèo không thể có.
Tuy nhiên nếu mèo bị búi lông nặng, hoặc đã bị tình trạng búi lông lâu hoặc thường xuyên bị, thì không thể chữa bằng cỏ mèo vì cỏ mèo vào dạ dày không thể tiêu hóa được có thể gây nguy cơ tắc nghẽn khiến mèo gặp nguy hiểm lớn hơn.
7, Cho mèo ăn hạt cỡ lớn hoặc thức ăn hạt dành cho chó
Nếu mèo bị búi lông nặng, bạn có thể hỗ trợ tiêu hóa cho chúng bằng cách chuyển sang cho ăn loại hạt dành cho chó hoặc loại thức ăn hạt cho mèo kích thước lớn. Bởi khi ăn thức ăn hạt lớn mèo không thể lười nhai hay nuốt luôn khi hạt có kích thước lớn này, từ đó việc nhai kĩ sẽ giúp thức ăn đi vào dạ dày chắc chắn được nghiền nhỏ và dễ tiêu hóa hơn, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. Tuy nhiên loại hạt kích thước lớn được lựa chọn cần phải có tỉ lệ năng lượng và béo cao để mèo không phải ăn nhiều.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề mèo bị búi lông mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những bé mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.