Bệnh tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở mèo trên 1 tuổi, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mèo. Vậy bệnh tiết niệu ở mèo là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao?
Bệnh tiết niệu ở mèo là gì?
Bệnh tiết niệu ở mèo là tên gọi mô tả cho một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo của mèo. Căn bệnh này gây khó khăn và đau đớn cho mèo khi đi tiểu, tăng tần suất đi tiểu và thậm chí có máu trong nước tiểu. Những con mèo bị tiết niệu thường có dấu hiệu tăng cường tự liếm quá mức và bỗng dưng đi tiểu bên ngoài chậu cát. Chúng thường đi vệ sinh trên bề mặt mát, mịn như sàn gạch – bậc cầu thang hoặc bồn tắm.
Nguyên nhân gây bệnh tiết niệu ở mèo
Bệnh tiết niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi luôn, nhưng thường gặp nhất ở những con mèo tuổi trên 1 tuổi, mèo bị thừa cân, ít hoạt động, mèo sử dụng khay vệ sinh trong nhà, ăn chế độ ăn khô. Thêm vào đó, các yếu tố gây căng thẳng về cảm xúc của mèo hoặc môi trường, như xung quanh xuất hiện nhiều mèo và thay đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày của chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh đường tiết niệu ở mèo.
Dấu hiệu bệnh tiết niệu ở mèo
Mèo bị bệnh tiết niệu thường có những dấu hiệu sau:
- Đi tiểu nhiều hơn hoặc thời gian mỗi lần đi tiểu lâu hơn
- Kêu khóc và tỏ ra nhăn nhó khổ sở khi đi tiểu
- Liếm nhiều ở vùng sinh dục.
- Đi tiểu lung tung không đúng nơi quy định.
- Có máu trong nước tiểu, hoặc nước tiểu ngả màu hồng, hoặc sẫm màu hơn.
- Chán ăn, giảm ăn
Các bệnh đường tiết niệu ở mèo
1, Mèo bị sỏi thận, sỏi tiết niệu
Sự xuất hiện của dị vật bám trong bàng quang hoặc niệu đạo gây nên ách tắc nội bộ và trở thành những khoáng chất hình thành trong đường tiết niệu của mèo. Các dị vật thường thấy nhất là canxi oxalate và struvite (magiê ammonium phosphate).
Để điều trị, bạn có thể cho mèo ăn một chế độ ăn uống đặc biệt được chỉ định để hòa tan sỏi struvite, sỏi canxi oxalate. Nguy cấp hơn cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật. Nếu chế độ ăn uống thất bại, hoặc sỏi tái hình thành trở lại, thì việc phẫu thuật cũng trở nên cần thiết cho sỏi struvite.
Ở mèo cái, bác sĩ thú y cũng có thể giúp giải quyết sỏi thận ở mèo bằng cách rửa bàng quang bằng chất lỏng vô trùng hoặc lấy sỏi nhỏ trực tiếp ra khỏi bàng quang bằng cách sử dụng ống soi khi mèo được gây mê.
Thức ăn hạt rẻ tiền chính xác là nguồn nguy cơ lớn nhất cho Sỏi tiết niệu ở mèo. Đặc biệt, sự dư thừa một số khoáng chất nhất định như canxi, phốt pho và magiê thường được tìm thấy trong thức ăn giá rẻ cho mèo có thể khiến tinh thể struvite hình thành trong nước tiểu, bắt đầu quá trình sỏi tiết niệu.
Một số mèo uống ít nước – mèo uống quá ít nước – mèo không chịu uống nước … cũng là nguyên nhân để bắt đầu quá trình của sỏi tiết niệu, kết hợp với nguyên nhân từ một loại đồ ăn hạt nguy cơ cao.
3. Mèo bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Một số vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc thậm chí virus cũng là nguyên nhân gây bệnh tiết niệu. Nếu phát hiện nhiễm trùng, đầu tiên bác sĩ thú y sẽ tìm các nguyên nhân có thể khiến mèo của bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Ví dụ, sỏi tiết niệu và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc đơn giản nguyên nhân do khu vệ sinh của mèo và khu vực sống quá.. bẩn.
Ở mèo con, chỉ có 5% khả năng nhiễm trùng bàng quang gây ra nhiễm trùng tiết niệu vì hàm lượng axit và nồng độ trong nước tiểu của chúng cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bệnh thận và tiểu đường thường phổ biến hơn ở những con mèo già (từ 10 tuổi). Căn bệnh này làm thay đổi độ axit và nồng độ của nước tiểu, do đó chúng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Thực tế, nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiết niệu ở mèo già, sau đó mới đến sỏi tiết niệu.
Hiện nay, việc điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở mèo thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và sinh vật gây nhiễm trùng, có thể bằng kháng sinh.
4. Bệnh tắc nghẽn niệu đạo ở mèo
Niệu đạo của mèo có thể bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn và đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng. Mèo bị bệnh này sẽ khó đi tiểu và có ít hoặc không có nước tiểu, kèm thêm bị táo bón.
Mèo đực có nguy cơ tắc nghẽn niệu đạo cao hơn mèo cái vì niệu đạo của chúng dài và hẹp hơn. Nếu mèo bị tắc nghẽn niệu đạo bạn cần đưa chúng đi bác sĩ thú y ngay, bởi nếu niệu đạo bị tắc nghẽn hoàn toàn, thận không còn có thể loại bỏ độc tố khỏi máu hoặc duy trì sự cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Điều này sẽ gây mất cân bằng dẫn đến suy tim – thường trong vòng chưa đầy 24 – 48 giờ khiến mèo bị chết.
5. Bệnh viêm bàng quang vô căn ở mèo
Bệnh viêm bàng quang là thường gặp phổ biến nhất ở mèo dưới 10 tuổi với bệnh đường tiết niệu. Căn bệnh này không có xét nghiệm chuẩn đoán chính thức, nên nó là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là chẩn đoán được xét tới sau khi tất cả các nguyên nhân có thể gây ra các dấu hiệu tương tự được loại trừ.
Một số nguyên nhân như căng thẳng (stress) và thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm bàng quang. Có tới 40-50% mèo sẽ bị một đợt viêm bàng quang khác sau đó trong vòng một năm, nhưng bác sĩ thú y không thể dự đoán được khả năng tái phát. Đây là căn bệnh mãn tính gây nên rất nhiều khó chịu cho mèo và cả chủ nuôi. Cách điều trị đơn giản chỉ là điều trị hành vi, bao gồm chỉ cho ăn thức ăn đóng hộp (pate – thịt hộp) và giảm căng thẳng.
6. Các căn bệnh ít gặp khác
- Tiểu đường.
- Cường Giáp.
- Khối U Tiết Niệu.
- Dị Tật Bẩm Sinh.
- Chấn thương Đường Tiết Niệu hoặc Tủy Sống.
Cách ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tiết niệu ở mèo
Các bệnh tiết niệu ở mèo thường là những tình trạng dễ có khả năng tái phát nên bạn cần có những biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa bệnh hiệu quả tại nhà. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ thú y:
- Chia ra cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn tốt nhất cho mèo bị tiết niệu. Nên lựa chọn 100% thực phẩm đóng hộp.
- Cần cung cấp nước sạch và thay nước thường xuyên cho mèo
- Thay cát mèo và làm vệ sinh thường xuyên. Chỉ sử dụng loại cát vệ sinh hoặc khay chậu, nhà vệ sinh mà mèo thích.
- Để khay vệ sinh / nhà vệ sinh trong khu vực yên tĩnh, an toàn và kín đáo trong ngôi nhà.
- Giảm thiểu những thay đổi lớn trong thói quen của mèo
- Biết cách giảm căng thẳng sau khi tìm ra các lý do khiến mèo stress
Trên đây là một số thông tin về bệnh tiết niệu ở mèo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.